Một ngày cuối tháng 7, căn nhà của ông Nguyễn Khắc Lăng (xã Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên) và vợ là bà Trịnh Thị Khuyên rộn ràng hơn mọi ngày.
Người con trai của ông ở Tây Nguyên vừa về chơi cùng cha mẹ. Tiếng trẻ con, người lớn nói chuyện vang cả một góc sân.
Căn nhà của ông xây vào năm 2015 - người dân nơi đây gọi vui là “ngôi nhà 1.000 đồng” bởi nó được gắn với một chương trình ý nghĩa.
![]() |
Vợ chồng ông Lăng, bà Khuyên. |
Bà Khuyên chia sẻ, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông Lăng là bộ đội và bà là thanh niên xung phong.
Họ quen nhau trong chiến tranh, sau đó kết hôn tại chiến trường. Cuộc hôn nhân của họ có 4 người con (3 trai và 1 gái).
Do ảnh hưởng của chiến tranh, ông Lăng thường xuyên ốm đau vì vậy kinh tế gia đình khá khó khăn. Căn nhà mái ngói, gạch vôi, sau 30 năm xây dựng đã hư hỏng nặng. Mái ngói nát, vào mùa mưa nước chảy khắp nhà.
Năm 2015, ông bà quyết tâm xây ngôi nhà mới. Kinh tế khó khăn, họ đành phải vay mượn để đủ kinh phí xây nhà.
… Đến phong trào 1.000 đồng
Cùng thời điểm đó, phong trào quyên góp 1.000 đồng được hình thành tại trường THPT Trần Quang Khải (huyện Khoái Châu). Nhận thấy nhiều học sinh còn chưa có ý thức tiết kiệm, nhất là những tờ tiền có mệnh giá nhỏ, đoàn trường đã phát động phong trào mỗi học sinh tiết kiệm 1.000 đồng/ngày.
Phong trào nhanh chóng được phụ huynh ủng hộ và các học sinh rất hào hứng tham gia.
Hàng ngày, vào giờ ra chơi tiết 2, ban bí thư các lớp sẽ nhận 1.000 đồng từ các bạn học sinh quyên góp. Một chiếc thùng được bọc giấy kín và dán dòng chữ “Hòm tiết kiệm 1.000 đồng” được để lên bàn giáo viên.
Các học sinh lần lượt đưa số tiền 1.000 đồng do các em tiết kiệm được từ khoản tiền tiêu vặt, tiền ăn sáng… bố mẹ cho, để bỏ vào thùng.
![]() |
Ngôi nhà của ông Lăng hoàn thiện vào năm 2015. |
Ông Trần Xuân Đông, Hiệu trưởng trường THPT Trần Quang Khải nhấn mạnh, 1.000 đồng là tờ tiền mệnh giá nhỏ khó có thể mua, bán được những thứ giá trị nhưng nhiều tờ 1.000 đồng lại làm nên được việc ý nghĩa.
Chỉ trong vòng 1 tháng, với gần 1.000 học sinh, đoàn trường THPT Trần Quang Khải đã tiết kiệm được 30 triệu đồng. Có thời điểm, đoàn trường phải dùng bao tải mới đựng được hết số tiền lẻ do các học sinh quyên góp được.
Đại diện đoàn trường đã tìm cách để sử dụng số tiền này một cách hợp lý nhất. Theo đó, họ liên hệ với đoàn thanh niên xã Dạ Trạch tìm hiểu về các trường hợp khó khăn tại địa phương để giúp đỡ.
Cuối cùng, số tiền 30 triệu đồng đã được dùng để ủng hộ gia đình ông Nguyễn Khắc Lăng xây dựng ngôi nhà mới thay cho ngôi nhà cũ, hỏng hóc, dột nát.
… Và những công trình từ 1.000 đồng
Không chỉ đóng góp tiền quỹ, đoàn Trường THPT Trần Quang Khải còn huy động hơn 30 ngày công lao động để giúp gia đình ông Lăng phá dỡ ngôi nhà cũ.
Sau 3 tháng xây dựng, ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Khắc Lăng được hoàn thiện với diện tích 100m2. Ông bà hân hoan chuyển sang ngôi nhà mới để sinh sống.
![]() |
Thầy Trần Xuân Đông, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Quang Khải. |
“May mắn là chúng tôi nhận được sự ủng hộ của đoàn trường THPT Trần Quang Khải, số tiền 30 triệu đồng. Vợ chồng tôi xây căn nhà hết hơn 200 triệu. Mặc dù số tiền chỉ là một phần nhỏ nhưng nó mang ý nghĩa rất lớn để động viên chúng tôi vượt qua khó khăn”.
Ngày hoàn thành nhà, đoàn thành niên xã kết hợp với đoàn thanh niên của trường đã thiết kế băng rôn, dựng rạp, sân khấu để làm lễ tân gia. Đại diện đoàn viên còn tặng gia đình bát, đĩa và một số món quà gia dụng khi ông bà chuyển vào ngôi nhà mới.
Từ năm học 2014 -2015 đến nay, nhiều công trình có giá trị đã được tiếp tục xây dựng nhờ phong trào tiết kiệm 1.000 đồng. Đó là đường điện nối liền 2 thôn Yên Vĩnh và Dạ Trạch; đường bê tông dẫn vào sân vận động để sinh hoạt cộng đồng của xã Ung Đình và Đông Tảo; đường điện xã Bình Minh... trên địa bàn huyện Khoái Châu.
Mỗi công trình, không chỉ ủng hộ tiền, các học sinh của trường còn trực tiếp tham gia lao động công ích.
Thầy Trần Xuân Đông, Hiệu trưởng nhà trường, nhấn mạnh: “Khi phong trào được khởi xướng, phụ huynh rất ủng hộ vì các công trình này đều có lợi ích chung cho xã hội.
Đặc biệt, phong trào còn giáo dục các em có thói quen chia sẻ, tiết kiệm tiền, hiểu được giá trị của đồng tiền dù mệnh giá lớn hay nhỏ. Các em tiêu 1.000 đồng đơn giản nhưng với gia đình khó khăn nó lại trở nên rất giá trị.
Ngoài ra, việc lao động trực tiếp cũng rèn luyện các em tình yêu với lao động và những trách nhiệm với cộng đồng, xã hội”.
Hiệu trưởng này cho biết, phong trào vẫn đang được thực hiện và sắp tới họ sẽ dùng quỹ để khuyến khích, hỗ trợ chính các học sinh khó khăn trong trường.
Sau khi phát hiện bệnh nhân mắc Covid-19 số 419, nhiều người dân sống trong khu vực phong tỏa (tổ 9, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi) nhận thực phẩm từ bên ngoài gửi vào qua rào chắn.
" alt=""/>Chuyện đặc biệt phía sau 'ngôi nhà 1.000 đồng' ở Hưng YênPhút ấy, cô gái đã có quyết định cho mình: dừng lại một mối quan hệ mà ở đó cô không cảm nhận được sự quan tâm xứng đáng với tên gọi, là người thương.
Khi nghe cô người yêu nói chia tay, anh ta không nhận ra nguyên nhân sâu xa, tưởng đâu chỉ vì chuyện trò chơi hôm bữa mà làm quá. Chỉ có cô mới biết, cú búng vào mũi không nương tay của người yêu chính là giọt nước tràn ly. Là một cú búng tay phản tỉnh.
Tôi xem, thương cô gái nhân vật chính và cũng mừng vì cô đã kịp nhận ra, mạnh dạn đi đến quyết định rời đi.
Con lừa trên hành trình cùng người chủ tham lam đã chở chuyên quá nặng những thứ anh ta bỏ lên lưng, đến khi chỉ một chiếc áo nữa cũng là quá sức chịu đựng. Câu chuyện con lừa và chiếc áo nhắc nhở về giới hạn của con người trong nhiều thứ, trong đó có mối quan hệ thân-gần với người thân thương.
Có đôi khi, ta cứ nghĩ rằng, họ là người thân, người thương của ta nên ta muốn đối xử kiểu gì cũng được. Đôi khi, nhân danh cha mẹ, ta chèn ép, áp đặt, bắt buộc con mình phải làm theo “kịch bản” của mình, tự mặc vào hành vi quản thúc ấy là “có hiếu”. Hiếu thực ra phải hai chiều. Khi ta chăm sóc, dạy dỗ đúng mực, tôn trọng, lắng nghe, hiểu và thương con trong tinh thần cởi mở, định hướng đúng… thì con cái mới gần gũi, chia sẻ với ta. Chúng mới kính trọng và dành cho ta sự thương yêu tự nguyện.
Mỗi người là một thực thể độc lập và cần được tôn trọng, họ chỉ phát triển đúng hướng, cao nhất khi có một môi trường tương ứng, sự chăm sóc phù hợp.
Trong tình yêu, mối quan hệ vợ chồng cũng vậy. Tất cả đều cần những khoảng cách an toàn, cần cùng nhau vun vén. Khi một bên chăm, bên kia thờ ơ hoặc mặc sức sử dụng thành quả từ một bên xây dựng thì không thể lâu bền. Không ai có thể chịu đựng ta mãi nếu ta và họ đầy trái nghịch, thiếu chăm sóc, nghèo thương yêu.
Trong xã hội vật chất, con người không thiếu ăn thiếu mặc nhưng vẫn đói yêu thương. Không quan tâm đúng, đủ đến con cái, bạn đời, người yêu. Không tinh tế nhận ra những điều người kia thích, không thích để điều chỉnh, cùng hòa hợp trong một gạch nối, một mắt xích yêu thương thì sớm muộn gì cũng bị bẻ gãy, bởi chính người trong cuộc.
Có đôi khi ta là tác nhân chính của một cuộc đổ vỡ nhưng lại không nhận ra. Vì ta quá tự tin. Hoặc ta chưa bao giờ nhìn vào mối quan hệ đó một cách nghiêm túc. Khi chọn sống với một đối tác, là người thương, chắc chắn ta cần có những thay đổi theo hướng hòa hợp, cùng nhau. Ta không thể ích kỷ bảo rằng, tính tôi vậy, tôi thích vậy… Rồi ai cũng cố chấp với cái muốn, cái thích của mình, đương nhiên sẽ tạo một lực đẩy.
Thu xếp lòng mình để nghiêm túc bước vào một mối quan hệ, nghiêm túc cùng dựng xây thì ta mới có thể có an bình, hạnh phúc trong gạch nối yêu thương ấy.
Khi có con, bố mẹ phải “tu” (sửa) bớt những sở thích, thói quen không tốt, không còn phù hợp trước đó; khi có người yêu, có vợ/ chồng rồi ta cũng “tu” để cùng đi với nhau, cùng vui. Đừng thả trôi cảm xúc của bạn đời, người thương. Đừng bỏ đói yêu thương. Bởi đó là cách ta giết chết yêu thương, làm rạn nứt, đổ vỡ một mối quan hệ.
Nếu không thay đổi, dù có thêm bao nhiêu người nữa đến bên đời ta, họ cũng sẽ rời đi như ta đã từng đánh mất những mối quan hệ trước đó mà thôi.